Thạc sĩ người Mỹ chia sẻ chân thực về Gen Z Việt Nam

Thạc sĩ người Mỹ chia sẻ chân thực về Gen Z Việt Nam

Tinh thần YOLO (You Only Live Once – bạn chỉ có một lần để sống) những năm gần đây được nhiều gen Z (sinh năm 1997-2012) áp dụng trong cách sống. Ở mặt tích cực, lối sống cổ vũ sự hết mình, sống cho thật ý nghĩa, trọn vẹn của người trẻ. Tuy nhiên, từ đây, nhiều trường hợp dở khóc dở cười đã xảy ra.

Thế hệ Gen Z thường được xem là sống phóng khoáng khi đối mặt với thu nhập khá tốt sau vài năm ra trường, dao động khoảng 10-20 triệu đồng/tháng, nhưng vẫn chưa bao giờ đủ để đáp ứng mọi chi phí trong một tháng, chưa kể đến khía cạnh tiết kiệm cho tương lai.

Một số người trong Gen Z thậm chí phải dựa vào thẻ tín dụng để chi tiêu trước và sau đó lo lắng về việc thanh toán nợ. Họ sẵn sàng chi tiêu mạnh mẽ cho việc mua sắm, ăn chơi, du lịch, và thưởng thức cuộc sống, không để ý đến khái niệm tiết kiệm. Trong một số trường hợp, họ kiếm được bao nhiêu tiền thì chi tiêu bấy nhiêu, dẫn đến tình trạng nợ nần khi đối mặt với biến cố khẩn cấp.

Nhiều quan điểm cho rằng thế hệ trước đây phải trải qua giai đoạn khó khăn nên đã học cách vun vén, tiết kiệm và tập trung vào khía cạnh kinh tế, cống hiến mình cho công việc. Ngược lại, thế hệ trẻ hiện tại được xem như sinh ra trong hoàn cảnh dễ dàng hơn, ít phải đối mặt với khó khăn nên họ đặt trải nghiệm cá nhân lên hàng đầu.

Brandon Ly, một chuyên gia giáo dục quản lý tài chính người Mỹ đã từng có thời gian dài làm việc tại Việt Nam, đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Tất Tần Tật để thảo luận về hiện tượng này. Ông nhấn mạnh vào việc phân tích sự tiêu xài hoang phí của thế hệ trẻ so với thế hệ trước và chia sẻ những bài học về giáo dục tài chính mà chúng ta có thể rút ra từ trải nghiệm của họ.

Người trẻ lương 20 triệu đồng nhưng nghèo kiết xác

Sự thật đau lòng khi sinh viên mới ra trường, có mức lương “ba cọc, ba đồng”, vẫn hết mình làm thêm để kiếm vài chục triệu đồng mỗi tháng, nhưng lại dễ dàng chi tiêu cho những hiệu điện thoại hàng đầu hoặc sẵn sàng chi hàng triệu để tham gia các sự kiện giải trí. Ý kiến của chuyên gia là gì về hiện tượng này?

Chuyên gia cho biết, hiện tượng này phản ánh một phần của thực tế trong cuộc sống hiện đại của giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z.

Thực tế, thời đại công nghệ và truyền thông đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lối sống tiêu tiền và xây dựng giá trị cuộc sống. Sự lan truyền rộng rãi của mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đặt ra áp lực về việc thể hiện bản thân thông qua việc sở hữu các sản phẩm xa xỉ và tham gia vào các hoạt động giải trí đắt đỏ.

Tinh thần “YOLO” (You Only Live Once – Bạn chỉ sống một lần) cũng trở thành một trào lưu sống được nhiều người trẻ hưởng ứng. Điều này làm cho họ tập trung vào việc trải nghiệm cuộc sống ngay lập tức, thay vì tích lũy cho tương lai.

Ngoài ra, môi trường xã hội, gia đình, và bạn bè cũng có thể có tác động lớn đến lối sống tiêu tiền của mỗi người. Nếu xung quanh có nhiều người sống một cách tiêu tiền hoang phí, thì người khác cũng dễ bị ảnh hưởng theo hướng đó.

Trong nhiều gia đình, tư duy của phụ huynh muốn con cái không phải đối mặt với khó khăn giống như họ đã trải qua. Do đó, họ đã dành cho con cái mọi thứ từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, điều này có thể làm cho người trẻ trở nên “gà công nghiệp”, không quan tâm đến tiền bạc hay nỗ lực lao động để tự nuôi sống bản thân.

Đồng thời, người trẻ cũng đang gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính. Các tổ chức tín dụng với các ưu đãi như lãi suất 0%, tiêu trước trả sau không tính lãi, đã khiến cho họ không thể nhận ra mối liên kết thực sự giữa việc sử dụng thẻ và rủi ro trở thành người nợ. Điều này làm cho người trẻ trở nên không tỉnh táo và dễ rơi vào tình trạng nợ nần không kiểm soát.

Nếu không thủ sẵn một khoản dự phòng, gen Z sẽ đối mặt với những điều gì trong tương lai?

Trong trường hợp xảy ra sự cố như hỏng hóc tài sản, tai nạn, hoặc mất việc làm, gen Z sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết những tình huống khẩn cấp này. Có nhiều trường hợp khi gen Z đi lên Hà Nội học hoặc đi du học, họ không dự trữ một khoản tiền dự phòng và do thiếu kinh nghiệm quản lý tài chính, họ có thể vô tình chi hết số tiền mà cha mẹ đã đưa cho học phí, dẫn đến tình trạng không dám xin thêm tiền từ gia đình và rơi vào cảnh nợ nần.

Đọc thêm  Biểu hiện phụ nữ chán chồng, đàn ông phải để ý ngay!

Với thiếu kỹ năng và kinh nghiệm, gen Z có thể bắt buộc phải thực hiện các công việc tay chân, làm lái xe cho các dịch vụ công nghệ, và có thể bỏ bê việc học hành để kiếm tiền. Trong một số trường hợp, gen Z đi du học có thể không đạt được bằng cấp do không biết cách quản lý tài chính của mình. Điều này là một thách thức đối với họ khi phải đối mặt với những tình huống khẩn cấp và không có nguồn lực dự trữ để giải quyết.

Gen Z đang sống cực kỳ hoang phí? - 1
Không thủ sẵn một khoản dự phòng, gen Z sẽ đối mặt với nhiều bất ổn tài chính trong tương lai (Minh họa: The Washington Post).

Thiếu khả năng tiết kiệm hoặc đầu tư có thể đồng nghĩa với việc gen Z sẽ bỏ lỡ những cơ hội để gia tăng tài sản và phát triển tài chính trong tương lai. Hậu quả của điều này có thể là sự thiếu ổn định về mặt tài chính và khả năng chuẩn bị cho những thách thức lớn trong cuộc sống.

Đặc biệt, sau vài năm ra trường, nhiều gen Z có dự định lập gia đình. Tài chính gia đình là một thách thức không phải ai cũng có khả năng đối mặt. Ly hôn trong giới trẻ thường xuất phát từ xung đột tài chính, khiến cho khả năng duy trì sự ổn định gia đình trở nên khó khăn.

Thiếu khả năng tiết kiệm cũng có thể dẫn đến việc sử dụng các hình thức vay nợ mà không xem xét kỹ lưỡng, như việc sử dụng thẻ tín dụng mà không kiểm soát được, từ đó tạo ra áp lực tài chính và nợ nần ngày càng gia tăng.

Với việc không có dự phòng tài chính, gen Z sẽ sống với lo lắng về tương lai và thiếu sự an tâm khi phải đối mặt với những khó khăn không thể dự đoán trước.

Gen Z chịu áp lực gì?

Có ý kiến nói thế hệ trẻ thời này sinh ra là đã được bọc trong nhung lụa, hoặc ít nhất cũng không đến nỗi khó khăn lắm nên cứ đua theo trào lưu xã hội, trái ngược hoàn toàn với thế hệ trước. Chuyên gia thấy sao về nhận định này?

Thế hệ trẻ ngày nay đang trải qua những lợi ích đáng kể từ sự phát triển và tiến bộ trong xã hội, công nghệ và kinh tế. Điều này có thể dẫn đến xu hướng tiêu tiền hoang phí, theo đuổi trào lưu xã hội, và thường xuyên tham gia các trải nghiệm giải trí và mua sắm.

Tuy nhiên, không thể tổng quát hóa cho toàn bộ thế hệ trẻ. Môi trường gia đình, giáo dục, và những trải nghiệm cá nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen tiêu tiền của mỗi người.

Có nhiều thành viên trong gen Z vẫn giữ ý thức và nhận thức rõ về quản lý tài chính, tiết kiệm và tích lũy tài sản. Điều quan trọng là không nên đánh giá một thế hệ dựa trên đặc điểm của một số người hoặc nhóm nhỏ, mà thay vào đó, cần nhìn nhận tính đa dạng và sự phong phú của cả thế hệ trẻ.

Gen Z đang sống cực kỳ hoang phí? - 2
Môi trường gia đình, giáo dục và những trải nghiệm cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen tiêu tiền của mỗi người (Minh họa: The Washington Post).

Theo tôi, thế hệ trẻ ngày nay thiếu giáo dục và kiến thức về tài chính cá nhân – thứ mà thế hệ trước vốn không có – để họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc tiết kiệm và quản lý tài chính bài bản. Điều này sẽ giúp họ xây dựng một tương lai tài chính ổn định và tự tin hơn.

Liệu có bất công với gen Z khi nói: Gen Z sống phung phí hơn thế hệ trước?

Thực tế, mỗi thế hệ đều có những đặc điểm và tư duy riêng biệt, và không thể đánh giá toàn bộ thế hệ gen Z là sống phung phí.

Một phần của gen Z có thể được nhận định là sống phung phí hơn thế hệ trước, có thể do ảnh hưởng từ tiến bộ công nghệ. Gen Z sinh ra và lớn lên trong một thời đại công nghệ tiên tiến, nơi tiếp cận và chi tiêu trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ thông tin và mạng xã hội mang lại nhiều cơ hội tiêu tiền, từ mua sắm trực tuyến đến tham gia các hoạt động giải trí và trải nghiệm mới.

Đọc thêm  90% đàn ông chán vợ có những dấu hiệu này, các chị em nên cảnh giác kẻo mất chồng

Ngay từ lúc cấp 1, các thành viên gen Z đã biết cách đặt hàng trực tuyến và tham gia vào các sự kiện giảm giá.

Áp lực từ bạn bè và môi trường xã hội hiện tại cũng có thể thúc đẩy việc sống phung phí để đáp ứng các tiêu chuẩn xã hội về thành công và hạnh phúc.

Gen Z thường là đối tượng của các chiến dịch quảng cáo tập trung vào sự trẻ trung và thú vị, điều này có thể làm cho họ thường xuyên bị quyến rũ để tiêu tiền.

Gen Z cũng thường đặt trọng tâm vào trải nghiệm và đam mê trong cuộc sống, dẫn đến việc họ có xu hướng tiêu tiền nhiều hơn cho các hoạt động giải trí, du lịch và sự kiện mang tính trải nghiệm.

Các chiến lược quảng cáo cũng thường đặt trải nghiệm lên hàng đầu, tạo ra một môi trường mua sắm dựa trên cảm xúc. Những chiến lược như thanh toán sau khi nhận hàng, thử nghiệm sản phẩm, và ưu đãi cho nhóm mua hàng đồng thời cũng là những “bẫy” có thể làm gen Z dễ rơi vào thói quen tiêu tiền không cân nhắc.

Gen Z hiện có nhiều áp lực hơn thế hệ trước không? Nếu có, đó là gì?

Gen Z phải đối mặt với môi trường cạnh tranh hơn trong giáo dục và việc làm. Điều này yêu cầu họ phải nỗ lực hơn để đạt được kết quả cao trong học tập và rèn luyện kỹ năng để có cơ hội tốt hơn trong thị trường lao động cạnh tranh.

Gen Z cũng đang sống trong một thế giới số hóa, với mạng xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự hiện diện mạnh mẽ trên mạng xã hội có thể tạo ra áp lực về việc đạt được thành công, ngoại hình hoàn hảo hay cuộc sống hoàn mỹ.

Gen Z đang sống cực kỳ hoang phí? - 3
Gen Z phải đối mặt với bất ổn kinh tế và tương lai bất định (Minh họa: The Washington Post).

Gen Z còn phải đối mặt với bất ổn kinh tế và tương lai bất định, đặc biệt là trong bối cảnh các khủng hoảng toàn cầu như dịch Covid-19, lo ngại về việc tìm kiếm việc làm ổn định, xây dựng gia đình, và có cuộc sống ổn định trong tương lai. Các mô hình tinh gọn càng ngày càng được phát triển, áp dụng công nghệ và tối ưu nhân sự là điều mà gen Z phải đối mặt.

Gia đình và xã hội thường có những kỳ vọng cao đối với thế hệ gen Z về thành tích học tập, sự nghiệp và cuộc sống. Áp lực này có thể đến từ bản thân hoặc do sự chênh lệch về lối sống và thành công so với người thế hệ trước.

Gen Z có thích thì làm, chán thì nghỉ?

Chuyên gia nghĩ sao về tư tưởng “làm vừa đủ sống”/”không chờ tới già mới lo hưởng thụ” của một bộ phận người trẻ?

Chọn sống vừa đủ, không có tích lũy đủ tài sản và không đầu tư vào việc phát triển sự nghiệp có thể giới hạn lựa chọn và sự tự do trong cuộc sống của gen Z.

Họ có thể gặp khó khăn trong việc lựa chọn công việc, sự nghiệp, hoặc định hướng cuộc sống theo ý muốn của mình.

Tuy nhiên, điều quan trọng là nhìn nhận một cách cân nhắc và cân đối giữa hưởng thụ và tiết kiệm. Việc hưởng thụ khi còn trẻ là một điều tự nhiên, nhưng đồng thời cũng cần có ý thức về việc tiết kiệm và quản lý tài chính để đảm bảo một tương lai tài chính ổn định và bền vững.

Quan trọng là gen Z cần học cách sử dụng tiền một cách khôn ngoan và đầu tư vào việc phát triển bản thân và tương lai để đạt được sự cân bằng giữa hưởng thụ ngay lúc này và chuẩn bị cho tương lai.

Gần đây, trên các diễn đàn thậm chí còn diễn ra nhiều tranh luận xoay quanh nhân sự gen Z. Nhiều quản lý công ty cho rằng hơn một nửa nhân sự gen Z từ chối các công việc ngoài giờ và thường xuyên nghỉ việc đột ngột. Chuyên gia nhìn nhận ra sao về tình trạng này?

Thực tế, gen Z thường đặt mức độ tự lập cao và chú trọng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Họ không muốn bị bó buộc bởi những giờ làm việc ngoài giờ kéo dài và đặt ưu tiên cho thời gian để thư giãn, trải nghiệm cuộc sống, và tận hưởng sự tự do. Có thể họ sẽ từ chối những công việc ngoài giờ hoặc đột ngột nghỉ việc nếu họ cảm thấy công việc không mang lại giá trị cho sự phát triển cá nhân.

Đọc thêm  Có 5 tỷ nghỉ hưu ở tuổi 32, tôi vỡ mộng phải quay lại xin việc

Gen Z còn trưởng thành trong môi trường số hóa, nơi công nghệ thông tin mang lại sự linh hoạt trong công việc. Họ thường có khả năng làm việc từ xa và có sự linh hoạt trong cách tổ chức công việc. Vì vậy, họ có thể từ chối công việc ngoài giờ truyền thống để tìm kiếm các cơ hội linh hoạt hơn trong công việc.

Ngoài ra, nếu công việc không đáp ứng được sự đóng góp và mục tiêu cá nhân của họ, gen Z có thể từ chối và tìm kiếm cơ hội khác phù hợp hơn với giá trị cá nhân của họ.

Tóm lại, hành động từ chối làm việc ngoài giờ và quyết định nghỉ việc đột ngột của gen Z có thể phản ánh quan điểm và giá trị cốt lõi của thế hệ này, bao gồm tính tự lập cao, sự ưu tiên cho sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, ý thức về giá trị cá nhân và phát triển bản thân, ảnh hưởng của công nghệ và sự linh hoạt trong làm việc, cũng như mong muốn đóng góp và đạt được mục tiêu trong công việc.

Nhà tuyển dụng có cần lưu ý gì làm việc với gen Z?

Nhà tuyển dụng cần nhận thức rằng trung thành không chỉ đến từ con người mà còn từ lợi ích mà họ nhận được. Họ cũng cần xem xét những giá trị mà họ có thể mang lại cho gen Z: cung cấp cơ hội học hỏi kỹ năng và tiếp cận các khả năng thăng tiến.

Xã hội ngày nay đang áp dụng mô hình làm việc phi tập trung – nơi mọi người có thể làm việc ở bất kỳ đâu trên thế giới. Nhà tuyển dụng không cần bắt buộc phải quản lý nhân sự gen Z trong không gian và thời gian cụ thể; quan trọng là công việc được thực hiện một cách hiệu quả. Chúng ta cần chấp nhận thực tế của thế hệ di động như vậy.

Để tối ưu hóa sự hài hòa và hiệu suất làm việc với nhân sự gen Z, quản lý công ty cần hiểu rõ và tôn trọng giá trị và ưu tiên của thế hệ này trong công việc, đồng thời cung cấp cơ hội phát triển phù hợp.

Gen Z đang sống cực kỳ hoang phí? - 4
Gen Z gặp khó khăn trong việc lựa chọn công việc, sự nghiệp, hoặc định hướng cuộc sống theo ý muốn của mình (Ảnh: Credello).

Liệu có câu chuyện xã hội hiện nay đặt quá nhiều kỳ vọng về tài chính cho gen Z, nhưng lại không có đủ các công cụ để hỗ trợ họ sống có ý thức về tài chính hơn?

Việc giáo dục tài chính cho người trẻ còn nhiều hạn chế và thiếu sự chú trọng. Trong nhiều trường học, giáo dục tài chính cá nhân không được coi là một phần quan trọng trong chương trình giảng dạy.

Việc không có các khóa học hoặc đào tạo tài chính cá nhân từ nhà trường làm cho gen Z thiếu kiến thức về quản lý tài chính, đầu tư và tiết kiệm. Nhiều gia đình cũng không đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục tài chính cho con cái. Sự thiếu hụt kiến thức và ý thức tài chính từ gia đình có thể khiến gen Z không biết cách quản lý tiền bạc và phục vụ cho tương lai của họ.

Một số gen Z có thể không có tiếp cận dễ dàng đến các nguồn thông tin hữu ích về quản lý tài chính và đầu tư. Việc thiếu kiến thức này có thể khiến họ cảm thấy mơ hồ và không biết cách bắt đầu học hỏi về tài chính cá nhân.

Tiết kiệm là đúng đắn, nhưng phải chăng chi tiêu cho bản thân cũng quan trọng không kém?

Việc chi tiêu đúng cách và hưởng thụ một cách có ý thức cũng là một yếu tố quan trọng giúp cân bằng cuộc sống và hạnh phúc cá nhân.

Chi tiêu cho bản thân cũng có thể là động lực để tiết kiệm. Khi bạn biết cách thưởng thức và hưởng thụ một cách có ý thức, bạn sẽ nhận ra giá trị của tiền bạc và muốn tiết kiệm để thực hiện những mục tiêu tài chính lớn hơn trong tương lai.

Điều quan trọng là tìm cách cân bằng giữa hưởng thụ ngay lúc này và chuẩn bị cho tương lai. Việc chi tiêu cho bản thân không đồng nghĩa với phung phí, mà là việc sử dụng tiền một cách khôn ngoan và đáng giá để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cuộc sống. Lời khuyên của tôi là tiết kiệm chứ đừng hà tiện.

Có giải pháp căn cơ nào để giúp người trẻ quản lý tài chính tốt?

Thực tế, tại nhiều nước phát triển, kiến thức và kỹ năng cơ bản về tài chính đã được đưa vào từ cấp mầm non, tiểu học. Trong khi đó, nhiều quốc gia vẫn chưa xem trọng lĩnh vực này.

Tuy nhiên, việc áp dụng các giải pháp này còn phụ thuộc vào những chính sách giáo dục và tài chính của từng quốc gia. Chính phủ, các tổ chức xã hội và gia đình nên cùng nhau hợp tác để đảm bảo rằng người trẻ được hỗ trợ giáo dục tài chính sớm và đầy đủ, giúp họ xây dựng tương lai tài chính ổn định và bền vững.

Thể loại

Bình luận