Tất tần tật về mạng 6G – xu hướng mới của thế giới tương lai

Tất tần tật về mạng 6G – xu hướng mới của thế giới tương lai

Mạng 5G giờ đây đang là xu hướng mới, sắp tới có thể giúp các thiết bị di động truy cập internet với tốc độ 10 Gbps. Nhưng với mạng 6G, tốc độ này thậm chí có thể đạt gấp 10 lần so với 5G. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc tất tần tật những thông tin thú vị về mạng 6G – Xu thế mới của tương lai

Mạng 6G là gì?

Mạng 6G là mạng di động thế hệ thứ sáu, tiếp bước thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 5G.

Tuy nhiên, quá trình phát triển mạng 6G vẫn chỉ mới bắt đầu và kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc vào tốc độ triển khai cũng như sự đồng thuận về các công nghệ để cho ra tiêu chuẩn cuối cùng cho mạng 6G và ước tính có thể sẽ xuất hiện sớm nhất vào năm 2028 hoặc 2030.

Mạng 6G là gì?

Theo nhiều nguồn tin cho biết, các thế hệ mạng di động mới thường sử dụng các mã hóa kỹ thuật số tiên tiến hơn mà các máy tính cũ không đủ mạnh để thực hiện. Ngoài ra, mạng 6G cũng hỗ trợ băng tần rộng hơn, độ phủ rộng và thông minh hơn, nhằm thỏa mãn mọi kỳ vọng mà 5G chưa đáp ứng được.

So với 4G, 5G, mạng 6G sẽ đột phá như thế nào?

Để dễ hình dung, bạn có thể theo dõi bảng so sánh tốc độ dự kiến giữa mạng 4G, 5G và 6G như sau:

Mạng 4GMạng 5GMạng 6G
Theo lý thuyết, tốc độ 4G có thể đạt được là 100 Mbps (tức 12.5 MB/s).Theo lý thuyết, tốc độ 5G có thể đạt đến 10 Gbps (tức 1.25 GB/s) hoặc thậm chí cao hơn, ngay cả ở vùng rìa phủ sóng, tốc độ vẫn có thể đạt từ 1 đến trăm Mbps (8 MB/s) đến 12.5 MB/s hoặc trở lên).Theo lý thuyết, tốc độ của 6G có thể đạt đến 100 Gbps (12.5 GB/s).
Với tốc độ đó, khi bạn tải một bộ phim độ phân giải 2K với thời lượng 2 giờ đồng hồ thì cần 6 phút.Với tốc độ 1.25 GB/s, khi bạn tải một bộ phim độ phân giải 2K với thời lượng 2 giờ đồng hồ thì chỉ cần chưa đến 4 giây là xong.Với tốc độ cực khủng 12.5 GB/s như vậy, bạn hoàn toàn có thể tải 6 bộ phim độ phân giải 2K thời lượng 2 giờ đồng hồ chỉ với 1 giây.

Về mức độ phủ sóng, mạng 6G sẽ có độ phủ rộng hơn so với 5G. Công nghệ vệ tinh 6G và các bề mặt thông minh có khả năng phản xạ tín hiệu điện từ sẽ mang lại độ trễ thấp, kết nối nhanh chóng đến những địa điểm xa xôi, khó tiếp cận được với các mạng di động thông thường.

Các thế hệ của mạng di động qua từng thời kỳ.
Các thế hệ của mạng di động qua từng thời kỳ. Nguồn: IEEE Xplore

Tuy nhiên, dựa trên thông tin từ trang Gizchina, mạng 6G không chỉ có khả năng tối ưu hóa AI mà còn có tiềm năng làm tăng hiệu suất đáng kể. Nó có thể đưa trí tuệ nhân tạo (AI) lên một tầm cao mới, với tốc độ xử lý gần bằng với sức mạnh của não người. Nếu như những ước định này thành sự thật, chúng ta sẽ chứng kiến sự tiến bộ lớn đối với một xã hội số hóa và thông minh, mà mọi khía cạnh sẽ được tổ chức và sắp xếp một cách khoa học thông qua trí tuệ nhân tạo.

Mạng 6G khiến AI trở nên thông minh hơn, tốc độ xử lý sẽ gần bằng não người.

Mặc dù mạng 5G đã đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác AI, tối ưu hóa phân phối tài nguyên và xử lý dữ liệu với độ trễ rất thấp, nhưng mạng 6G hứa hẹn mang lại nhiều cải tiến hơn. Đối với khả năng phủ sóng, mạng 6G sẽ có khả năng bao phủ rộng lớn hơn so với 5G. Công nghệ vệ tinh 6G cùng với bề mặt thông minh có khả năng phản xạ tín hiệu điện từ sẽ giảm thiểu độ trễ, cung cấp kết nối nhanh chóng đến những khu vực xa xôi và khó tiếp cận với các mạng di động thông thường.

Đọc thêm  5 cách tăng thời lượng sử dụng pin cho smartphone Android

Đặc biệt, mạng 6G được kỳ vọng sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các thế hệ trước đó. Các ước tính từ một số báo cáo đã chỉ ra rằng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, mạng 6G có thể giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường đến 14% vào năm 2040. Sự tiết kiệm năng lượng của mạng 6G có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường.

6G sẽ tiêu thụ ít điện năng hơn thế hệ trước đó.

Thách thức nào cho mạng 6G

Một trong những thách thức quan trọng đối mặt trong quá trình triển khai mạng 6G là vấn đề tài chính. Xây dựng một hệ thống mạng di động trên quy mô toàn cầu đòi hỏi sự đầu tư khổng lồ, như đã chỉ ra trong nghiên cứu của tổ chức GSMA Intelligence, nơi tiết lộ rằng từ 2018 đến 2025, tổng cầu vốn đầu tư của các nhà mạng vào 5G trên toàn cầu dự kiến lên đến 1.000 tỉ USD. Mỹ và Trung Quốc đứng đầu trong cuộc đua đầu tư, với tổng cộng 165 tỉ USD chỉ trong ba năm từ 2019 đến 2021.

Thách thức nào cho mạng 6G

Thêm vào đó, để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ mạng di động thế hệ mới, các nhà mạng cũng cần điều chỉnh mức giá gói cước sao cho hợp lý. Chẳng hạn, nếu một nhà mạng ở Việt Nam triển khai mạng 5G trên quy mô toàn quốc, giá gói cước 5G sẽ phải duy trì ổn định hoặc chỉ cao hơn một chút so với mạng 4G, thậm chí có thể thấp hơn để thu hút người dùng.

Đọc thêm  Google Gemini: Bước Tiến Đột Phá Về AI 'mạnh hơn GPT-4'

Đối với mạng 6G, việc giữ cho chi phí gói cước hợp lý là quan trọng để đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng cho mọi người, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Thách thức nào cho mạng 6G

Tuy nhiên, thách thức không chỉ là về chi phí, mà còn đặt ra vấn đề quan trọng về “sức khỏe của người tiêu dùng”. Trong khi mạng 5G từng gặp những đồn đoán về ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và tăng khả năng lây lan của Covid-19, các nghiên cứu đã bác bỏ việc mạng 5G là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch hoặc tăng cường sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe của người tiêu dùng có thể tiếp tục là một điều cần quan tâm khi triển khai mạng 6G.

Một số trạm phát sóng 5G đã bị người dân đốt do tin đồn 5G lây lan Covid-19
Một số trạm phát sóng 5G đã bị người dân đốt do tin đồn 5G lây lan Covid-19. Nguồn: Vnexpress.net

Thế nhưng, câu hỏi về “Ảnh hưởng trực tiếp của 5G đối với sức khỏe con người” vẫn chưa có câu trả lời chính xác tính đến thời điểm hiện tại. Gần đây, đã xuất hiện nhiều thông tin cho rằng trường điện từ (EMF) do sóng 5G tạo ra có thể ảnh hưởng đến loài vật, với ví dụ như 150 con chim chết nằm bất thường trên mặt đất, sự biến đổi lạ lùng trong hành vi của sứa biển tại Hà Lan, và thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chuột. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phải đưa ra cảnh báo tạm thời, cho biết bức xạ EMF có thể gây ung thư cho con người.

Đọc thêm  Nhóm Storm-1152 từ Việt Nam "làm khổ" Microsoft

Nhưng theo những nghiên cứu mới nhất, 5G tần số cao (mmWave) – loại tần số sẽ được sử dụng trong hệ thống 5G trong tương lai – không được coi là có nguy cơ đối với sức khỏe con người. Loại tần số này vẫn được phân loại là “không ion hóa” giống như các tín hiệu được sử dụng để phát sóng radio, TV và Wifi hiện nay. 

Chứng minh 5G không ảnh hưởng đến sức khỏe con người
5G mmWave vẫn được phân loại là “không ion hóa” giống như các tín hiệu được sử dụng để phát radio, TV và Wifi ngày nay. (Nguồn: SCAMP/Imperial College London/EBU).

Với mạng 6G, tương tự như 5G, hiện vẫn chưa có thông tin cụ thể về cách nó sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghệ, có khả năng sẽ có những giải pháp được phát triển để đảm bảo an toàn cho người dùng. Chúng ta sẽ cùng chờ đợi và theo dõi sự phát triển của mạng 6G, đặc biệt khi nó vẫn đang trong giai đoạn sơ khai.

Thế giới sẽ thay đổi như thế nào nếu mạng 6G được đưa vào thực tiễn?

Kết nối 6G trong tương lai không chỉ giúp con người tương tác với nhau mà còn giúp kết nối giữa thiết bị với thiết bị. Xu thế phát triển của công nghệ này sẽ còn mở rộng, tạo điều kiện cho việc chia sẻ nội dung và ý tưởng theo một cách mới và thú vị hơn rất nhiều.

Thế giới sẽ thay đổi như thế nào nếu mạng 6G được đưa vào thực tiễn?

Về ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, với tốc độ Terabit của 6G chắc chắn sẽ làm cho trải nghiệm xem phim trên các nền tảng streaming được nhanh hơn hay các cuộc gọi FaceTime sẽ không còn giật lag, phạm vi phủ sóng rộng và nhiều thiết bị/vật dụng được kết nối với nhau hơn có thể sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác với công nghệ.

Thế giới sẽ thay đổi như thế nào nếu mạng 6G được đưa vào thực tiễn?

Ngoài ra, thay vì các cuộc gọi Zoom phục vụ cho việc học tập/họp công việc, mạng 6G sẽ cho phép người dùng có thể nói chuyện với những người khác trong cuộc gọi theo thời gian thực thông qua công nghệ VR. Người dùng có thể sẽ sử dụng các thiết bị đeo có cảm biến đặc biệt để có cảm giác thực tế hơn như đang ở trong cùng một phòng với nhau.

Thế giới sẽ thay đổi như thế nào nếu mạng 6G được đưa vào thực tiễn?

Không chỉ vậy, mạng 6G còn cho phép Internet of Things (IoT) mở rộng hơn và trở nên tiên tiến hơn, cung cấp nhiều dữ liệu và nhiều khả năng hơn. AI xử lý với tốc độ theo thời gian thực có thể biến đổi robot, trong khi đó việc mở rộng phạm vi phủ sóng 6G tới các vùng biển và bầu trời có thể ứng dụng vào những lĩnh vực như hàng hải, hàng không hay thậm chí cả trong vũ trụ. Và cũng vì 6G tiết kiệm năng lượng hơn so với 5G, chúng ta có thể cho các thiết bị IoT có mức năng lượng thấp được sạc qua mạng chẳng hạn.

Thể loại

Bình luận