Li hôn là tiến bộ của nhân loại, điều này có thật sự đúng?

Li hôn là tiến bộ của nhân loại, điều này có thật sự đúng?

Giải thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc chính là việc làm mang tính nhân văn. Li hôn là sự… tiến bộ của nhân loại. Nhưng liệu có phù hợp với gia đình truyền thống Việt Nam? Đó là câu hỏi đang cần sự bày tỏ quan điểm của các bạn.

JC Smith là hiệu đính viên của báo Dân trí. Ngay từ bài viết đầu tiên, mình đã rất thích cái nhìn “chả giống ai” của anh ta. Khi cả nước tổ chức bình chọn quốc hoa với kết quả gần như là tuyệt đối cho hoa sen, JC Smith rất ngạc nhiên. Vì theo cách nghĩ của một người phương Tây như JC Smith, người ta chỉ trưng cầu khi có sự tranh cãi về vấn đề nào đó khi tỉ lệ giữa đồng ý và không đồng ý xấp xỉ nhau. Còn khi chuyện đã chắc chắn có đáp số thì tổ chức trưng cầu làm gì nhỉ? Anh viết: “Việc trưng cầu ý kiến nhân dân là việc khá vô nghĩa nếu câu trả lời đã quá hiển nhiên, thậm chí trong một số trường hợp còn có tác dụng ngược”.

Trời ơi! Nếu JC Smith biết rằng trong các kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, tỉ lệ trượt có nơi chỉ là 0,1%, chắc anh ta sẽ kêu lên: Bắt 1.000 người đi thi, với đủ ban bệ ầm ĩ mà chỉ để tìm ra có một vài người trượt thì thi cử làm gì? Tại sao không giao cho các trường tự xét có phải đỡ phiền hà, tốn kém?

Đọc thêm  Thuê ô tô rồi đem đi bán lấy tiền chơi game

Hi, cái anh chàng này vốn thực dụng như… người Tây.

Gần đây nhân Ngày gia đình Việt Nam, JC đã đặt những câu hỏi rất thú vị. Ví dụ JC Smith băn khoăn sao trong tiêu chí Gia đình Văn hóa lại có cả câu “tuân thủ pháp luật” nhỉ? Bởi theo JC, dù sống trong bất cứ xã hội nào thì việc làm đầu tiên của mỗi công dân là phải tuân thủ hiến pháp và luật pháp. Không tuân thủ hiến pháp là vi hiến. Không tuân thủ pháp luật là vi phạm pháp luật và đương nhiên, nhẹ thì xử phạt mà nặng thì xử… tù.

Mình chợt nhớ ngày nào, trên các đường phố chăng đầy các dòng khẩu hiệu: Sống và làm việc theo pháp luật. Ơ, sống và làm việc theo pháp luật là điều đương nhiên sao lại phải băng biển hô hào nhỉ? Hi!

Nhiều qui định về văn hóa cũng khiến JC rất ngạc nhiên như cái qui định “mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 đến 2 con” chẳng hạn. JC băn khoăn vì không biết những người như JC Smith không có ý định sinh con thì liệu có được công nhận là Gia đình Văn hóa?

Nhìn chung, theo JC thì không ít tiêu chuẩn trong Gia đình văn hóa chỉ là những tiêu chí cơ bản của một gia đình bình thường cộng với một số qui định… bất thường!.

Đọc thêm  5 thách thức lớn từ SWOT Vingroup đang phải đối mặt

Song có lẽ ngạc nhiên nhất với JC là cách ứng xử với li hôn. JC tỏ ra rất ngạc nhiên khi vào Ngày Gia đình Việt Nam, trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng và cả dư luận xã hội đều thống kê khá kỹ số vụ li hôn và coi việc li hôn như là những việc làm mang tính… tiêu cực. Thế nhưng theo JC, li hôn chính là bước tiến bộ quan trọng nhất của loài người trong tiến trình phát triển. Để chứng minh, có lẽ JC suy luận rằng loài người khởi thủy là sống quần hôn. Sau tiến trình phát triển, đến chế độ mẫu hệ rồi tiến đến phụ hệ. Lúc người chồng làm chủ gia đình (phụ hệ), anh ta duy trì nếp sống độc đoán đến độc ác khi cho mình được phép đa thê nhưng lại trói chặt người vợ vào vòng kiềm tỏa của luật lệ và luân lý hà khắc. Họ không những cấm phụ nữ đa phu, thậm chí có bộ lạc khi người chồng chết còn bắt vợ chết theo. Phụ nữ ngoại tình nhiều nơi bị hành quyết bằng cách ném đá đến chết.

Khi xã hội tiến đến giai đoạn nam nữ bình đẳng, để giải phóng phụ nữ, luật hôn nhân ra đời đồng thời công nhận quyền được li hôn. Giải phóng cho cả hai, người nam và người nữ thoát khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc chính là việc làm mang tính nhân văn. Nói cách khác, li hôn là sự tiến bộ của nhân loại!?

Đọc thêm  Chia Sẻ Khóa Học TikTok Miễn Phí của Duy Muối, Phan Đức Nho, Yến Trùm và Chú Cá Review

“Tôi thất vọng khi xem phóng sự về Ngày Gia đình Việt Nam, khi nó đưa ra những “sự thật” về sự phát triển xã hội theo một cách sáo mòn. Những thực tế hiện đại bị gạt bỏ, chẳng hạn như tỉ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ được coi là một hiện tượng tiêu cực, thay vì công nhận thực tế rằng lần đầu tiên sau nhiều thế kỷ, người ta có thể thoát khỏi việc bị mắc kẹt trong một cuộc sống mà họ không còn muốn nữa”. Có lần JC viết.

Mình đem chuyện này về kể với mẹ Bống, mẹ Bống bảo:
– “Li hôn là sự tiến bộ của nhân loại!”. Điều đó không phù hợp với gia đình truyền thống Việt Nam. Hãy đem cái triết lý dở hơi của anh ta về quê anh ta mà dùng.

Mình thì thấy JC không phải không có lý nhưng chả dám cãi mẹ Bống.

Sợ…! Hi!

Thể loại

Bình luận